Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
35419

Chế nhạo dự báo của IMF, Việt Tân tự diễn vai khôi hài?

 

Mỗi bận Việt Nam có tin vui, dự báo tích cực, y như rằng Việt tân và những kẻ khoác áo đấu tranh dân chủ cho Việt Nam lại phơi bày sự hằn học, cay cú đến mức khôi hài, đánh mất cả lý trí.

Ngày 25/1/2023, trang thông tin điện tử tổng hợp soha đưa lại tin tờ Nhịp sống thị trường (Markettimes): “GDP Việt Nam có thể sẽ vượt Singapore và Malaysia, đứng thứ ba Đông Nam Á ngay trong năm nay”. Không phải tờ báo Việt Nam “phóng” lên, mà chỉ thông tin dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Theo đó:  “Năm 2023, GDP của Việt Nam sẽ nhỉnh hơn Malaysia, ở mức khoảng hơn 469,62 tỷ USD (Malaysia 467,46 tỷ USD)”, vượt qua Singapore (447,16 tỷ USD), Philippines (425,66 tỷ USD)…”

Với những người Việt Nam, đây là tin vui. Vui vì điều đó thể hiện sự phát triển của đất nước. Vui vì chỉ mươi năm trước, nhiều người từng nghĩ: GDP Việt Nam theo được “đuôi” của ba quốc gia Malaysia, Singapore, thậm chí Philippines, còn là khó, nói gì tới chuyện vượt.

Khó bởi thời điểm năm 2005, GDP Việt Nam mới đạt gần 58 tỷ USD trong khi chỉ số này của Malaysia gần 146 tỷ USD, của Singapore gần 128 tỷ USD. Trước đó, năm 1986, GDP của Việt Nam còn “thảm hại” hơn nhiều: chỉ 26,34 tỷ USD, xếp thứ 6/6 trong khối ASEAN-6.

Nhìn lại để thấy, dù còn nhiều hạn chế, nhưng với những nỗ lực không thể phủ nhận trong chặng đường đổi mới gần 40 năm qua, Việt Nam đã và đang thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế với các quốc gia trong khu vực. Thậm chí, vẫn theo dự báo của IMF, tới năm 2027, Việt Nam sẽ qua mặt Thái Lan, trở thành nền kinh tế có quy mô thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia.

Vậy mà, trái với phấn khởi của người dân, Việt Tân lại hậm hực. Họ chụp bài viết trang soha đưa, phóng lên mạng, đính kèm dòng “Đảng mừng xuân, pháo nổ rợp trời”. Chẳng cần Việt Tân  đểu giả gắn thêm cái biểu tượng “cười” ra nước mắt, thiên hạ cũng hiểu, Việt Tân mỉa mai, bôi bác Đảng, nhà nước Việt Nam “nổ”; báo đảng “nổ”…Những fan cuồng, nick ảo của Việt Tân được dịp phụ họa, tung hứng, kiểu như: “VN chưa bằng 1 góc của Singapore mà đòi vượt mặt về GDP, thật là khôi hài”; “bánh vẽ thôi”…, Hành động của chủ tớ nhà Việt Tân khiến dư luận không khỏi châm biếm bởi lý do sau:

– Thứ nhất, việc đưa ra dự báo GDP Việt Nam “có thể sẽ đứng thứ ba Đông Nam Á ngay trong năm nay” là của IMF (International Monetary Fund) chứ đâu phải của Việt Nam.

IMF là tổ chức tài chính lớn bậc nhất toàn cầu với 187 nước thành viên, trong đó,  các nước thành viên có cổ phần lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Ba chức năng chính của IMF gồm: (1) Giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu cũng như của các nước hội viên và tư vấn cho nước hội viên về chính sách kinh tế; (2) Cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn và trung hạn cho các nước hội viên gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán và (3) Trợ giúp kỹ thuật. Một tổ chức tài chính quốc tế khổng lồ tới mức đó, khó có thể nghĩ họ dễ dãi trong đánh giá tình hình và triển vọng của một quốc gia, bất kể đó là quốc gia nào.

– Thứ hai, họ châm biếm bởi sự gán ghép, mang danh, tự xưng là một “đảng chính trị” (!), vậy mà Việt Tân không biết: GDP (Gross Domestic Product) tức tổng sản phẩm trong nước, thể hiện giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định, thường là một quý hoặc một năm.

GDP phản ảnh quy mô một nền kinh tế. Quy mô nền kinh tế được một số tổ chức quốc tế coi là là chỉ số quan trọng đánh giá sức mạnh quốc gia. Thế mới có chuyện năm 2022, US News & World Report (một công ty truyền thông uy tín của Mỹ chuyên xuất bản tin tức, ý kiến, bảng xếp hạng và phân tích)  xếp Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới năm 2022, với GDP đạt 363 tỷ USD, dân số vượt 98,2 triệu người, chỉ đứng sau Singapore (vị trí 26), vượt Indonesia (vị trí 32) và Thái Lan (vị trí 36) trong khu vực Đông Nam Á.

Nhưng để phản ảnh mức độ giàu có của một quốc gia, cùng với GDP, cần thêm thước đo nữa là GDP bình quân đầu người (GDP Per Capita) – còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người, tính bằng cách chia GDP của một quốc gia cho số lượng dân số.

Như Singapore, với quy mô GDP năm 2022 khoảng 423,6 tỷ USD, thì GDP bình quân đầu người đảo quốc này đạt tới 79,5 nghìn USD. Trong khi đó, GDP của nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) là Trung Quốc, cùng năm này, tới gần 18 nghìn tỷ USD, nhưng GDP bình quân đầu người mới ở mức gần 13.000 USD – bắt đầu sang ngưỡng thu nhập cao, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Singapore…

Trở lại thông tin trang soha đưa lại của tờ tạp chí Nhịp sống thị trường: “GDP Việt Nam có thể sẽ vượt Singapore và Malaysia, đứng thứ ba Đông Nam Á ngay trong năm nay…”, dù phấn khởi, nhưng chỉ những ai ngớ ngẩn như…Việt Tân mới vỗ ngực mà rằng: có được 469,62 tỷ USD nghĩa là nước Việt Nam giàu có, người Việt Nam thu nhập cao, có mức sống phong lưu như Singapore, Nhật Bản, Thụy Sĩ…

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *