Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
17740

Chế độ Việt Nam đảm bảo nhân quyền cả trong chiến tranh và thời hòa bình

Bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố vào ngày 2-9-1945 đã thể hiện sâu sắc những giá trị của quyền con người. Tư tưởng đặc sắc của Tuyên ngôn là ở chỗ, các quyền công dân và quyền con người phải dựa trên độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, các Hiến pháp Việt Nam, từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cho đến Hiến pháp 2013, các quyền con người và quyền công dân được quy định và thể hiện rõ nét.

Trong những thập kỷ gần đây, quyền con người đã có sự phát triển mới, đồng thời quyền con người đã trở thành một lĩnh vực đấu tranh tư tưởng, chính trị trên thế giới và ở Việt Nam. Cuộc đấu tranh này xoay xung quanh vấn đề quyền con người với chế độ chính trị.

Các thế lực thù địch đã cố tình xuyên tạc giá trị quyền con người, chúng cho rằng quyền con người không thể có trong chế độ “độc tài đảng trị”, không thể gắn với vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam…

Chúng quy kết các vấn đề tham nhũng, các hiện tượng tiêu cực, suy thoái trong xã hội là do Việt Nam mất tự do dân chủ, mất nhân quyền, quy kết các tồn tại này là hệ quả của chế độ XHCN mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang “thống trị”. Một mặt, chúng tung hô những giá trị tự do, dân chủ, cho rằng chính CNTB mới đem lại tự do, đem lại dân chủ cho người dân, Việt Nam muốn có tự do, dân chủ, muốn đảm bảo quyền con người thì phải đi theo quỹ đạo tư bản, phải xóa bỏ Đảng Cộng sản…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *