Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19299

Cạnh tranh bá chủ kỹ thuật số giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ ra sao?

Trung Quốc muốn xây dựng một mạng internet mới với tham vọng phác họa tạo ra một mạng internet với tốc độ đủ nhanh có thể thực hiện một cuộc gọi hologram, đủ an toàn để ngăn chặn các cuộc tấn công dữ liệu khiến các website ngưng hoạt động, đủ linh hoạt để dễ dàng kết hợp với mạng vệ tinh băng thông rộng Starlink của Elon Musk và đủ trách nhiệm để hoàn toàn có thể lái xe về nhà từ xa.

Thách thức lớn nhất mà kế hoạch này phải đối mặt, nó được gọi là New IP. Đây là một tiêu chuẩn mới cho công nghệ mạng lõi mà Huawei cùng ba công ty viễn thông quốc gia của Trung Quốc đang thúc đẩy phát triển. Huawei còn hứa hẹn một lợi nhuận khổng lồ từ công nghệ này: “New IP hứa hẹn sẽ thúc đẩy đầu tư và mang lại nền công nghiệp mới trị giá hàng nghìn tỉ đô”.

Tuy cuộc gọi hologram chưa tồn tại, nhưng nếu có, nó sẽ cần một lượng lớn lưu lượng mạng cùng với độ trễ cực thấp. Đây là công nghệ mà Trung Quốc cho rằng mạng internet hiện nay không thể gánh vác nổi mà chỉ có New IP làm được

 

New IP sẽ thay đổi sự điều hành internet, nó chuyển quyền lực cho các chính phủ và những công ty viễn thông lớn của nhà nước cả về mặt phát triển lẫn vận hành internet. Khi đó, những vấn đề bất đồng chính kiến trên mạng internet sẽ dễ dàng bị dập tắt. Công nghệ trong New IP được sử dụng để chống lạm dụng mạng nên sẽ làm giảm quyền riêng tư và tự do ngôn luận. Và theo các chuyên gia đang nỗ lực cải tiến công nghệ internet hiện nay, New IP sẽ khiến việc triển khai ý tưởng mới hay thêm một cơ sở hạ tầng mạng mới gặp khó khăn hơn nếu không có sự cho phép của chính phủ.

Thậm chí, nếu không có New IP, Trung Quốc vẫn có thể tác động đến mạng internet bằng cách phổ biến các công nghệ cùng với những thủ đoạn của mình khiến mạng internet toàn cầu sẽ bị phân tách thành các hệ thống mạng quốc gia riêng lẻ và không tương thích với nhau.

Tại Mỹ, chính quyền Trump chưa có động thái trực tiếp nào đối với New IP. Tuy nhiên, ông đã mạnh tay “đánh” vào tầm ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc và ngăn chặn nỗ lực thống trị của nước này trên lĩnh vực công nghệ mạng di động 5G và trí thông minh nhân tạo. Trong một bài phát biểu hôm 16/7, Tổng chưởng lý William Barr cho biết Trung Quốc đang âm mưu “thống trị hạ tầng kỹ thuật số của thế giới”.

Hiệp hội Internet thế giới đã chỉ trích New IP, cho rằng New IP sẽ bắt buộc người dùng phải xác thực danh tính trên mạng. Dù yêu cầu này hữu ích đối với việc truy nguồn các cuộc tấn công, nhưng cũng đi ngược lại với việc phát triển một internet rộng mở. Ủy ban châu Âu, IETF và RIPE (một hình thức đăng ký chia sẻ địa chỉ internet tại châu Âu) cảnh báo rằng New IP sẽ giúp người quản trị dễ dàng chặn dữ liệu từ một nguồn cụ thể. Và Ủy ban châu Âu cho biết họ “bảo vệ một internet đơn nhất, rộng mở, trung lập, miễn phí và không phân mảnh, ủng hộ những đổi mới không cần cấp phép, quyền riêng tư và trao quyền cho người dùng, cũng như bảo đảm mọi quyền cơ bản”.

Như vậy, với tham vọng này, Trung Quốc muốn tạo ra một cách mạng Internet, triển khai một mạng internet rất khác so với mạng internet mà thế giới đang dùng.

Trung Quốc đã và đang sử dụng “Vạn lý trường thành điện tử” (Great Firewall) để ngăn chặn truy cập vào các trang như Google, Facebook và Twitter. Ngoài ra, bức tường này còn buộc các công ty phải lưu trữ dữ liệu trong nước. Tại phòng thí nghiệm Citizen, một nhóm nghiên cứu về an ninh và quyền trực tuyến của Đại học Toronto đã khám phá ra một cách được Trung Quốc sử dụng để có thể tự động hóa công tác quản lý mạng internet của mình.

Trên thực tế và về nguyên tắc, nhiều nước khác không thích cách tiếp cận internet của Trung Quốc. Nhưng thậm chí khi New IP thất bại, Trung Quốc vẫn có tầm ảnh hưởng. Các công ty công nghệ của Trung Quốc cung cấp cơ sở hạ tầng internet theo kiểu-của-Trung-Quốc cho các chính phủ ủng hộ “chủ quyền số”, chính sách này cho phép các quốc gia tự thiết lập các chính sách trực tuyến riêng cho nước mình. Hiện Trung Quốc triển khai và vận hành rất nhiều mạng tại châu Phi và được các nước này đón nhận vì đáp ứng mọi yêu cầu về chủ quyền số mà quốc gia đó đưa ra, bao gồm cả nội địa hóa dữ liệu, theo dõi và quản lý dữ liệu.

New IP có thể là một bước đột phá từ mạng internet hiện nay, đó là một phần lý do khiến nó gặp nhiều thách thức trước khi được đồng thuận. Một hệ thống mạng phân mảnh có thể được tạo ra sau vô số các bước nhỏ từ những chính sách do các nước đặt ra cho mạng internet hiện nay dựa trên cái gọi là chủ quyền số. Những bước này có thể tích lũy và dần dẫn đến vấn đề lớn trong khả năng tương thích. Điều nguy hiểm đe dọa vị thế doanh nghiệp số của Mỹ là “internet hiện nay có thể biến mất khi nó bị cắt ra thành nghìn mảnh” và “Đó là con đường dẫn đến hệ thống mạng phân mảnh”.

Đối phó với tham vọng “xây dựng chủ quyền số trên mạng Internet” của Trung Quốc, Hoa Kỳ lại có tham vọng phủ sóng Internet toàn cầu. Tỷ phú Elon Musk – ông chủ của SpaceX và Tesla – đang thực hiện kế hoạch đầy tham vọng là phủ sóng internet vệ tinh toàn cầu với giá rẻ với dự định phóng hàng ngàn vệ tinh vào không gian.

Theo đó, gói cước internet vệ tinh này sẽ được bán cho toàn bộ mọi cư dân trên Trái Đất và cả những ai muốn du hành ngoài vũ trụ. Gói cước cơ bản rẻ nhất là StandardX giá 9,99 USD sẽ được cấp dung lượng 1,000 Gb mỗi tháng với tốc độ 10,000 Mbps và có thể nhắn tin với nội dung ngắn trên toàn cầu.Gói cao cấp hơn là PremiumX, giá 19,99 USD, dung lượng 2,000 Gb mỗi tháng với tốc độ 20,000 Mbps, được hỗ trợ nhắn tin không giới hạn trên toàn cầu. Gói “khủng” nhất mang tên ProfessionalX có giá 29.99 USD, không giới hạn dung lượng, tốc độ siêu nhanh 1,000,000 Mbps. Nếu dự án của tỷ phú Elon Musk được triển khai thành công, nó sẽ cung cấp mạng internet tốc độ cao gấp hàng trăm lần hiện nay cho người dùng trên toàn thế giới.

Do vậy, cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc không đơn thuần chỉ trên lĩnh vực thương mại, công nghệ 5G, ảnh hưởng chính trị của “Một vành đai – Một con đường” mà nó diễn ra còn bắt nguồn từ sự ngăn chặn chiến lược, tham vọng bá chủ “hạ tầng kỹ thuật số của thế giới” của Trung Quốc đang muốn hất cẳng Mỹ.

Chiếu theo nguyên tắc ủng hộ cạnh tranh, ủng hộ đa nguyên – nguyên lý “đấu tranh giữa các mặt đối lập” trong triết học Mác giúp thế giới thay đổi và phát triển tích cực, tại sao các nhà zân chủ Việt chỉ khăng khăng đòi ủng hộ, bảo vệ vị trí “độc tôn, độc quyền, đơn cực” của Mỹ mà không ủng hộ thế giới đa cực, cùng cạnh tranh để thế giới, nhất là các nước nhỏ được quyền lựa chọn dịch vụ, hàng hóa tốt hơn do các nước lớn cung cấp?

Khánh Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *