Theo một khảo sát của chương trình nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS) thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện tượng tin giả, các phát ngôn thù ghét, nói xấu, phỉ báng, vu khống, bịa đặt, kỳ thị dân tộc, tôn giáo, kỳ thị giới tính, các hành vi gây hấn, tấn công trên mạng… đang trở nên đáng báo động, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Cách đây 3 năm, vụ việc nước nắm truyền thống bị cáo buộc nhiễm thạch tín là ví dụ điển hình. Khi đó, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) công bố kết quả khảo sát toàn diện về nước mắm và tung thông tin 67% các mẫu khảo sát có hàm lượng arsen vượt quy định. Tuy nhiên, sau này thông tin này được xác minh là vu khống, có sự tiếp tay của doanh nghiệp sản xuất nước mắm công nghiệp nhằm triệt hạ ngành sản xuất truyền thống.
Trên đây chỉ là ví dụ điển hình sử dụng truyền thông bẩn để trục lợi. Còn hiện tại, trên không gian mạng xã hội, có hàng nghìn thông tin tiêu cực xuất hiện mỗi ngày liên quan tới uy tín các nhãn hàng tiêu dùng, tài sản khổng lồ của lãnh đạo các cấp chính quyền từ xã, huyện, tỉnh…