Gần đây cùng với những cái gọi là “dân chủ” “nhân quyền” thì “môi trường”, “bảo vệ môi trường” đã trở thành chiêu bài quen thuộc, vỏ bọc nguỵ trang để các tổ chức phản động ở hải ngoại thực thi mưu đồ chính trị chống phá Việt Nam. Chúng lu loa “môi trường ở Việt Nam bị phá hủy toàn diện, không thể cứu chữa”, “Việt Nam bắt giữ, coi các nhà hoạt động bảo vệ môi trường như kẻ thù” hay “Chế độ công an trị, môi trường thiên nhiên và sức khỏe của người dân” xoáy vào việc Việt Nam xử lý hình sự một số cá nhân núp danh nghĩa hoạt động phí chính phủ trên lĩnh vực môi trường trốn thuế bằng luận điệu kiểu như : “thay vì hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, trong xã hội dân sự, hầu ngăn chận các tội ác di hại cho môi trường sống của nhân dân, thì công an môi trường CSVN lại truy tố các hiệp hội bảo vệ môi trường và lãnh đạo của họ về tội trốn thuế. Công an cũng thừa gió bẻ măng nhận hối lộ, dung túng cho tư bản quốc tế tàn sát môi trường”.
=>Thực tế, pháp luật Việt Nam luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động vì môi trường, tuy nhiên, các hoạt động này phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Hiện có hàng trăm các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ đang tăng cường đa dạng hóa hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Lợi dụng các vấn đề về môi trường được đông đảo người dân quan tâm, nên các đối tượng cơ hội chính trị thưởng dùng thủ đoạn lựa chọn vấn đề môi trường là một trong những mũi nhọn để đẩy mạnh các hoạt động chống phá, đưa ra các luận điệu xuyên tạc bởi dễ thu hút dư luận, dễ kích động, lôi kéo người dân. Chiêu trò của các đối tượng thường là lợi dụng một số vấn đề còn tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường như bất cập trong quản lý tài nguyên, hạn chế trong quản lý, xử lý chất thải, dấu hiệu suy giảm chất lượng không khí ở một số khu đô thị… cùng một số vụ việc cụ thể về ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường như tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sự cố môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra, vụ đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà… để tập trung khai thác, bịa đặt các dẫn chứng.
=>Thực chất, các đối tượng vi phạm pháp luật, chống phá Việt Nam không hề quan tâm bảo vệ môi trường như những mỹ từ cao đẹp mà chúng vẫn rêu rao mà chúng chỉ núp bóng, lợi dụng danh nghĩa này để thực hiện hành vi chống phá, vi phạm pháp luật. Nhiều năm qua Hoàng Thị Minh Hồng, Đặng Đình Bách, Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương mà Đào Tăng Dực nêu lên với tư cách như các nhà “lãnh đạo môi trường” đều lợi dụng vỏ bọc là một người hoạt động vì môi trường để chỉ đạo các đối tượng trong tổ chức của mình tụ tập, tham gia nhiều cuộc biểu tình ở Hà Nội gây rối an ninh trật tự. Cũng chính vì lý do đó mà khi cơ quan chức năng của Việt Nam xử lý các đối tượng này theo quy định của pháp luật thì một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam, các phần tử phản động, cơ hội chính trị liền đăng đàn phản đối, xuyên tạc rằng Việt nam đàn áp những người hoạt động vì môi trường.
=>Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn nhất quán quan điểm, phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Điều này được thể hiện ở nhiều văn kiện, luật pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự thống nhất, xuyên suốt thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP 26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; giảm 30% lượng phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030; tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang điện sạch và Tuyên bố các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất.
Cùng với đó, Việt Nam còn ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế về môi trường như: Công ước đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học; Công ước các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt, như nơi cư trú của các loài chim nước (Công ước Ramstar); Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Công ước POPs); Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozon (1985) và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon 1987; Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (1992) và Nghị định thư Kyoto (1997) của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó Việt Nam còn không ngừng đẩy mạnh hợp tác song phương và hợp tác quốc tế trong khu vực về bảo vệ môi trường, như hợp tác quốc tế giữa Việt Nam-Nhật Bản, Việt Nam-Hàn Quốc, Việt Nam-Hoa Kỳ… Đồng thời Việt Nam cũng luôn là thành viên tích cực trong ASEAN về bảo vệ môi trường. Bởi vậy, những luận điệu xuyên tạc nhảm nhí chẳng ai còn quan tâm!