Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
18624

Cảnh giác và đương đầu trước tin giả về dịch COVID-19

1. Ngày 22-2-2022, Báo Nhân Dân đăng bài viết “Không bằng chứng nào thấy lithium có trong tăm bông lấy mẫu xét nghiệm COVID-19” làm rõ việc trên mạng xã hội lan truyền thông tin không đúng cho rằng, tăm bông lấy mẫu tỵ hầu (dịch mũi) được sử dụng trong các xét nghiệm COVID-19 có chứa lithium. Theo bài báo cho biết trong một bài đăng mới đây, một chủ tài khoản Facebook đã tuyên bố rằng, “tăm bông lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 được làm từ nguyên liệu rắn và chứa các hạt nano bạc, nhôm, titanium, sợi thủy tinh, ethylene oxide và lithium, nhiều loại trong số đó không được khai báo trong tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm”. Bài báo đã dẫn lời những người có trách nhiệm của Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Anh (MHRA); PGS,TS Alexander Edwards, Khoa Y sinh tại Đại học Reading (Anh) và FDA đã xác nhận với Reuters rằng, lithium không hề có trong tăm bông lấy mẫu phục vụ xét nghiệm COVID-19 để khẳng định thông tin lan truyền nêu trên là vô căn cứ.

2. Không chỉ ở Việt Nam, dịch COVID-19 bùng phát đã làm vấn nạn tin giả trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Tại các nước châu Á, xuất hiện rất nhiều thông tin sai lệch trên MXH về COVID-19. Một cuộc khảo sát của Nikkei cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2021, tại Nhật Bản, có tới 110.000 bài đăng dẫn thông tin tiêm vaccine có thể dẫn tới vô sinh. Indonesia phát hiện và gỡ bỏ 2.000 tin giả liên quan đến vaccine COVID-19.

Ở Ấn Độ, hàng trăm “bài thuốc” thiếu cơ sở khoa học, thậm chí có hại cho sức khỏe đã được đưa lên mạng, từ dùng cây đinh hương tới uống nước tiểu và phân bò. Có cả lời khuyên “1,3 tỉ người cùng lúc vỗ tay, thổi vỏ ốc xà cừ sẽ tạo ra rất nhiều xung động khiến virus mất hết sức mạnh”.

Tại Việt Nam, phần lớn tin giả xuyên tạc về dịch COVID-19, về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và các địa phương, về chính sách phân bổ vaccine; kêu gọi tự điều trị, chẩn đoán tại nhà, không theo chỉ dẫn của Bộ Y tế; kêu gọi tích trữ lương thực, thực phẩm, vật tư y tế…
3. Các chuyên gia cho rằng tin giả lan nhanh, gây hoang mang dư luận, làm phức tạp hơn công tác phòng, chống dịch bệnh. Tổng Y sỹ Mỹ, ông Vivek Murthy cảnh báo rằng, thông tin sai lệch là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Nó có thể gây nhầm lẫn, gieo rắc sự tin tưởng, gây tổn hại đến sức khỏe của mọi người và phá hoại các nỗ lực y tế cộng đồng.

Facebook, Google và Twitter sẽ phải gửi báo cáo hàng tháng về ngăn chặn tin giả cho EU?
Facebook, Google và Twitter sẽ phải gửi báo cáo hàng tháng về ngăn chặn tin giả cho EU?

Tin giả cũng gây ra tâm lý lo ngại tiêm vaccine. Tại Philippines, khảo sát hồi tháng 6, có 36% không muốn tiêm vaccine. Tại Nhật Bản, tính đến tháng 7, chỉ có khoảng 45% số người trong độ tuổi 20,30 đã tiêm hoặc muốn tiêm phòng. Đến đầu tháng 9, khoảng 40% dân số Mỹ vẫn chưa được tiêm vaccine và con số này ở Anh, Israel chiếm 30%, do tâm lý e ngại. Tại Iran, hồi đầu năm 2020, hơn 300 người tử vong, 1.000 người phải nhập viện khi làm theo “hướng dẫn” trên mạng, rằng uống rượu giúp phòng ngừa COVID-19.
Nói về tác hại của những tin giả trong phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định: “Những thông tin giả mạo giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát có nguy cơ làm suy yếu cuộc chiến chống dịch bệnh nếu không được kiểm soát, xử lý kịp thời”.

4.Tin giả về COVID-19 nói riêng và tin giả nói chung được tán phát chủ yếu thông qua mạng xã hội (Facebook, YouTube, Tiktok…) với nhiều mục đích, ý đồ khác nhau. Một bài báo khác cho biết vấn nạn tin giả được liệt kê vào 25 chủ đề tiêu cực, trong đó có 5 loại chủ đề xâm phạm an ninh quốc gia. Đã có trên 1.000 đối tượng có hoạt động đăng tải thông tin chưa chính xác về dịch COVID-19 bị xử lý hành chính. Các đối tượng cố tình lan truyền tin giả đã sử dụng nhiều thủ đoạn, đặc biệt là việc lợi dụng các “khoảng trống thông tin”, tâm lý hiếu kỳ, tò mò của công chúng để bịa đặt, bóp méo thông tin theo ý đồ cá nhân. Đã có nhiều vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, đe dọa mất an ninh quốc gia xuất phát từ các tin giả. Mối nguy từ tin giả được xác định là một thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia đã ban hành các chính sách với các chế tài rất nghiêm khắc để ngăn chặn sự lan truyền của tin giả. Trong công cuộc phòng chống dịch bệnh COVID-19, tin giả đã gây ra những hệ lụy khôn lường đối với quốc gia và cũng như mỗi người dân.

Singapore ban hành đạo luật Chống thông tin sai trái và thao túng trên mạng, với án tù lên tới 10 năm. Thái Lan đề ra mức phạt tiền hoặc phạt tù lên đến 5 năm và thành lập Trung tâm Chống tin giả. Trung Quốc quy định bịa đặt thông tin sai lệch về dịch bệnh, sẽ bị kết án tù 3-7 năm nếu gây hậu quả nghiêm trọng. Tại châu Âu, Nga đã thông qua dự luật cho phép phạt nặng những đối tượng truyền bá các thông tin sai lệch về dịch bệnh. Trong khi đó, một số nước như Đức, Pháp cũng thông qua luật chống tin giả trên MXH; Chính phủ Anh thành lập “biệt đội kiểm soát thông tin sai lệch”…Những biện pháp mạnh tay của chính quyền tại nhiều quốc gia đã làm hạn chế phần nào tin giả.

Trong cuộc chiến với tin giả không thể thiếu sự tham gia của các “gã khổng lồ” công nghệ thông tin. Hiện tại Facebook, Google, LinkedIn, Microsoft, Reddit, Twitter và Youtube đã đưa ra thông báo chung, cam kết chống thông tin giả mạo. Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ này đang phối hợp chặt chẽ với WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh dịch Mỹ (CDC) để truy cứu nguồn gốc, kiểm chứng và loại bỏ thông tin giả mạo ngay khi phát hiện.

Tại Việt Nam, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan chức năng của Bộ Công an đã tham mưu, triển khai nhiều phương án, kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn hoạt động tán phát thông tin xấu độc, chống Đảng, Nhà nước trên không gian mạng; thành lập Đội phản ứng nhanh để kịp thời ứng phó đối với tình hình dịch bệnh COVID-19. Trên 3.000 trang mạng có nội dung xấu, độc đã được cơ quan chức năng của Bộ Công an theo dõi, giám sát; chủ động nắm tình hình, xác minh, truy tìm, đấu tranh với đối tượng tán phát tin giả, tin sai sự thật… Đặc biệt hiện nay, khi dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp hơn với số lượng ca mắc được ghi nhận tăng vọt ở các địa phương khiến không ít người dân lo lắng, bối rối. Thị trường vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch, nhất là các loại sử dụng cho công tác phòng ngừa, chăm sóc quản lý F0 tại nhà như khẩu trang, bộ kit test… đang đội giá và có sự bát nháo về nguồn hàng thật giả lẫn lộn nên không loại trừ các tin giả về các loại vật tư này đều có ý đồ cá nhân hoặc cạnh tranh không lành mạnh…

5.Việt Nam không có được lợi thế như Mỹ có thể buộc các doanh nghiệp mạng xã hội báo cáo, thẩm định và xử lý tin giả theo yêu cầu chính phủ, nếu không sẽ bị điều trần, xử phạt, xử tù…Do vậy trong lúc này, người Việt cần hết sức tỉnh táo, thông thái trong tìm hiểu thông tin; tìm đọc các thông tin có kiểm chứng từ các trang web, kênh thông tin điện tử chính thống của các cơ quan chức năng. Người dân không chủ quan, lơ là song cũng không quá hoang mang trước các thông tin trên mạng liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *