Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
20385

Cái giá của “quyền tự do ngôn luận” lại bùng nổ ở Pháp.

 

Ngày 16 tháng 10 năm 2020, tại Conflans-Sainte-Honorine,Yvelines, gần một trường học phổ thông ở phía tây bắc vùng ngoại ô thủ đô Paris đã diễn ra một vụ giết người dã man. Nạn nhân là thầy giáo 47 tuổi dạy lịch sử – địa lý, đạo đức và giáo dục công dân.

Nguyên nhân của vụ việc bắt đầu từ một buổi dạy học cho một lớp học ( học sinh từ 12-14 tuổi), trong lớp này có một số học sinh theo đạo Hồi. Khi giảng về quyền tự do ngôn luận, ông thầy đã lấy những bức biếm họa về nhà tiên tri Muhammad (từ tờ báo biếm họa Charlie Hebdo) như là một công cụ trực quan cho học sinh xem. Đáng tiếc, trong những bức biếm họa đó có hình ảnh không đẹp về nhà tiên tri Muhammad- được xem là đấng linh thiêng nhất của đạo Hồi. Sự việc này đã gây bức xúc đối với một số phụ huynh theo đạo Hồi. Có người đã có ý định làm đơn khiếu nại thầy giáo này. Sau giờ học, một phụ huynh đã đăng video lên mạng YouTube phàn nàn về thầy giáo. Tuy nhiên một phụ huynh khác đã lên tiếng bênh vực cho thầy giáo này… và còn cho biết thêm: “thầy giáo đã đề nghị những học sinh theo đạo Hồi trong lớp có thể rời khỏi lớp (nếu muốn) trước khi ông đưa ra những bức biếm họa”.

Thông tin này đã ngay lập tức được những phần tử cực đoan theo đạo Hồi tìm cách trả thù thày giáo nọ. Cách buổi học nói trên không lâu, một thanh niên theo đạo Hồi đã giết hại thày giáo nọ bằng phương thức man rợ. Người thanh niên này khoảng 18 tuổi. Ngay sau đó, cảnh sát đã bắn chết nghi phạm này. Được biết hiện nay nhà chức trách đang điều tra vụ việc. Một công tố viên cho biết họ đang xử lý vụ giết người như một “vụ ám sát có liên quan tới một tổ chức khủng bố”.

Về vụ giết người ngày 16/ 10 vừa qua, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho đây “là một cuộc tấn công khủng bố của Hồi giáo cực đoan”…Ông cũng khẳng định rằng: “Cuộc chiến của nước Pháp với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo vẫn đang tiếp tục”. Theo thông tin cập nhật, cảnh sát đã bắt giữ lên tới 9 người, trong đó có cả phụ huynh học sinh đã bày tỏ không đồng tình với hành động của người giáo viên trong tiết học nói trên, dự kiến trục xuất hàng trăm tín đồ đạo này bị cho là cực đoan.

Còn nhớ vào tháng 1 năm 2015, hai tên khủng bố ( được xem là người theo đạo Hồi) là Saïd và Chérif Kouachi đã xông vào tòa soạn tạp chí biếm Charlie Hebdo giết chết 12 người sau khi tờ báo này đăng tải các bức biếm họa về nhà tiên tri Muhammad.

Vụ việc giết người một cách dã man vừa qua bắt nguồn từ 2 nguyên nhân trong xã hội Pháp: (1) Đó là quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng…và (2) là quyền tự do ngôn luận báo chí. Vụ giết người ở giữa “thủ đô ánh sánh sáng” dẫn đến một cuộc khủng hoảng trong quan hệ xã hội ở Pais:

Về quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng: Sai lầm của những người có trách nhiệm diễn ra ở cả hai cấp độ- Cấp độ của một người dân và ở cấp độ ở một người lãnh đạo nhà nước Pháp. Ở cấp độ người dân, đó là sự vi phạm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng…, danh dự nhân phẩm học sinh đạo Hồi của thầy giáo nọ. Người thầy giáo nọ có thể đưa ra những bình luận về tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng không được phép đưa niềm tin tôn giáo làm chuyện khôi hài trước lớp. Đồng thời, người giáo viên này cũng nhận thức không đúng về quyền tự do ngôn luận;

Ở cấp độ người lãnh đạo- Việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho đây “là một cuộc tấn công khủng bố của Hồi giáo cực đoan”…và xem  “Cuộc chiến của nước Pháp với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo vẫn đang tiếp tục”,…là không công bằng, …Hơn nữa sẽ chỉ làm cho nước Pháp thêm chia rẽ.

Ở Việt Nam- Luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí (Việt Nam theo những tiêu chí chung của cộng đồng quốc tế) nghiêm cấm…: “ Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo…”

Tự do ngôn luận, báo chí ngày nay bao gồm cả quyền tự do sử dụng internet, mạng xã hội. Quyền tự do ngôn luận, báo chí không chỉ là một quyền, mà còn là một động lực cho sự phát triển của xã hội. Những thông tin chân thực có trách nhiệm, bao gồm cả những mặt tích cực và tiêu cực của xã hội nếu được phản ánh chính xác thì đó là một liều thuốc tốt thúc đẩy cho xã hội tiến bộ. Ngược lại thì đó sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn gây hỗn loạn xã hội./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *