Như thông lệ, cứ đến cuối năm, các nhà dân chủ lại lên đồng rằng cuộc lật đổ của họ sắp thành công nhờ những cơ hội bày ra trước thềm năm mới. Xong bài viết gần đây của Nguyễn Thọ – “Bi kịch lạc quan”, vốn đăng trên Facebook cá nhân, sau được nhiều trang của giới dân chủ đăng tải, lại cho thấy một sự thật mà giới dân chủ không thể phủ nhận một thực tế rằng, ngay trong các nước tư bản mà họ vẫn thường ca ngợi, các “thế lực độc tài” vẫn tồn tại và đang có chiều hướng phát triển.
Mặc dù bài viết cố tình phân cực thế giới thành hai phe “độc tài” và “dân chủ”, với “cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa “phe độc tài” và “phe dân chủ”” , những phân tích của ông cho thấy, tại các nước tư bản “Các thế lực cực hữu, độc tài, phân biệt chủng tộc toàn cầu ngày càng bành trướng.”
Có lẽ, các nhà dân chủ đã dần “sáng mắt” khi thấy các cuộc khủng hoảng thế giới gần đây đều bắt nguồn từ thế giới các nước tư bản. Trong bài viết của mình, Nguyễn Thọ cũng điểm tên một loạt các nước tư bản như Mỹ, Nga, các nước Châu Âu, Châu Mỹ với mô hình đa đảng đang phải trải qua những cuộc khủng hoảng từ chính trị đến kinh tế, văn hóa.
Mặc dù ông ta cho rằng nền dân chủ ở Mỹ, Pháp và Đức đã kịp thời thoát khỏi các thế lực cực hữu và phân biệt chủng tộc, xong bài viết cũng nêu lên một thực tế phơi bày những bi kịch mà các nước tư bản gây ra không chỉ cho chính đất nước họ mà cho cả thế giới. Chẳng hạn, như ô nhiễm môi trường, chiến tranh, diệt chủng đều đang bắt nguồn từ các nước tư bản với những mô hình đa đảng ngày càng khủng hoảng về chính trị.
Theo Nguyễn Thọ, tại Pháp, “Marine Le Pen luôn là bóng ma trên truyền thông. Đã có lúc thăm dò dư luận đưa ra con số 30%, cho đảng FN của bà, đứng đầu nước Pháp. Nhưng chưa bao giờ bà thắng cử tổng thống. Cứ mỗi lần bầu vòng hai thì tất cả các đảng khác, dù ghét nhau đến mấy, cũng tập hợp lại thành một khối „Anti-Le-Pen“.” Phân tích cho thấy những rối ren trong chính trường Pháp và mặt trái của việc tồn tại nhiều đảng phái trong một đất nước.
Nước Mỹ mà giới dân chủ đã từng ca ngợi về tự do, dân chủ – đã tham gia hơn 10 cuộc chiến tranh trong vòng 20 năm qua, và con số này khiến nó trở thành quốc gia tham chiến nhiều nhất trong thế kỷ 21. Mỹ cũng là nước chi nhiều tiền nhất cho quân sự trong năm 2021 – với 800 tỷ đô. Nước này cũng là quốc gia xả nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất trong lịch sử với 25% tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính mà nhân loại từng xả cho đến nay.
Như vậy, Mỹ và các đồng minh đã và đang phải trải qua rất nhiều những khủng hoảng về chính trị, kinh tế, văn hóa dưới dự tồn tại của các đảng phái đối lập trên cùng một đất nước. Mặc dù nghêu ngao ca ngợi mô hình dân chủ của các nước này, xong với những bất cập mà Nguyễn Thọ đã nêu, giới dân chủ cần phải hiểu rằng, dân chủ thực sự chỉ có được ở một nước mà đảng lãnh đạo là một đảng “của dân, do dân, và vì dân” như Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện.