Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
11131

Bình đẳng giới năm 2022

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam tổ chức phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.

Báo cáo về khoảng cách giới năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, các nước sẽ mất tới 136 năm thay vì 100 năm để thu hẹp khoảng cách giới do dịch Covid-19. Điều này đòi hỏi Chính phủ các quốc gia phải nỗ lực nhiều hơn nhằm đạt được các mục tiêu về bình đẳng giới thực chất.

Sau hơn hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đến nay, các hoạt động văn hóa, kinh tế-xã hội ở Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới đã hoạt động, mở cửa trở lại. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của đại dịch đến mọi mặt của đời sống xã hội nói chung, lĩnh vực bình đẳng giới nói riêng vẫn chưa kết thúc.

Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà khẳng định về những cam kết và nỗ lực của của Việt Nam trong việc đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới thời gian qua, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và đề nghị các cấp, các ngành, địa phương chú trọng công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, của người dân về bình đẳng giới; chủ động cam kết và có những hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng một xã hội bình đẳng, không có bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em”.

Thừa Ủy quyền của Điều phối viên thường trú của LHQ Pauline Tamesi, bà Elisa Fernandez, Trưởng Đại diện UN Women, đưa ra những khuyến nghị cụ thể để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử và bạo lực giới bao gồm thúc đẩy những thay đổi chuẩn mực xã hội thông qua phát triển văn hóa tôn trọng và bình đẳng giữa mọi giới trong mọi bối cảnh: tại nhà, tại trường học, nơi làm việc, tại các địa điểm công cộng bao gồm cả không gian mạng.

Bà Elisa Fernandez nhấn mạnh: “Những nỗ lực này cần được đi kèm với ý chí chính trị mạnh mẽ được thể hiện qua Luật pháp và chính sách toàn diện; các sáng kiến ​​thay đổi chuẩn mực xã hội dựa trên bằng chứng dài hạn; cung cấp dữ liệu đáng tin cậy về các hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới và bạo lực đối với các nhóm khác nhau và quan trọng nhất là sự sẵn có của các dịch vụ thiết yếu về giới nhạy cảm với giá cả phải chăng, đáng tin cậy cho những người sống sót sau bạo lực trên cơ sở giới”.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *