Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
20494

Bảo hộ công dân đối với lao động di cư Việt Nam ở nước ngoài

 

Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng (năm 2020), trên cơ sở Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) năm 2004 xác định:Làm tốt công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài”[1] nhằm bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, góp phần nâng cao vị thế chính trị, uy tín của Nhà nước ta đối với thế giới cũng như trong con mắt NVNONN, và khuyến khích, động viên ngày càng nhiều sự đóng góp của đồng bào ở xa Tổ quốc vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.    

      Bảo hộ công dân đối với lao động di cư Việt Nam ở nước ngoài hiện nay

Ở nước ta, Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ 1/7/2007  và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật này và các văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này, nhất là Bộ luật Lao động  năm 2019, đã tạo khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh thúc đẩy việc bảo vệ quyền của người lao động di cư theo tiêu chuẩn quốc tế.[1] Nghị định số 26/2017/NĐ-CP quy định: Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, trong đó có quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài được thành lập theo Quyết định số 119/2007/QĐTTg ngày 25/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm thực hiện hiệu quả hơn công tác bảo hộ công dân. Trên cơ sở đó, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức di cư quốc tế (IOM) từ tháng 11/2007, và tham gia tích cực các hoạt động tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng như các diễn đàn quốc tế, trong nước trên lĩnh vực này.

Bảo hộ lao động di cư ra nước ngoài là một quá trình gắn kết chặt chẽ với việc bảo vệ quyền con người

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song thực tế phần lớn người lao động Việt Nam đi làm việc tự do ra nước ngoài chưa được tổ chức nào bảo vệ cụ thể. Hiện nay phần lớn lao động di cư là lao động nông thôn, với trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế và số lượng khó kiểm soát do lao động tự do nên việc bảo hộ rất khó thực hiện được đầy đủ, hiệu quả trong thực tế.

       Nâng cao trách nhiệm của Nhà nươc

Một là, về quản lý nhà nước

      –   Rà soát  để có định hướng khắc phục những bất cập trong thực thi pháp luật đảm bảo quyền đối với lao động di cư tự do, như: Cơ chế đảm bảo pháp luật còn lỏng lẻo, thiếu sự phối hợp và kiểm tra giữa các cơ quan chức năng dẫn đến hệ quả việc khai báo tạm trú của người lao động chưa thực hiện đầy đủ; Thiếu cơ quan chuyên trách, thiếu chế tài đối với chủ sử dụng lao động trong trường hợp chủ sử dụng không thực hiện việc ký kết họp đồng và các quyền lợi đối với người lao động; ít có điều kiện tiếp cận với các văn bản pháp luật lao động nên không ý thức được các quyền và lợi ích chính đáng của mình; Thủ tục tạm trú và cấp thẻ lao động tại một số quốc gia phức tạp và tốn kém; Lao động có hợp đồng khi ốm đau phải chữa trị tại các cơ sở y tế của nước sở tại; đào tạo tiếng nước mà họ lao động để tiếp cận được với các văn bản pháp luật của của nước sở tại;….

– Xây dựng một chiến lược, chính sách quốc gia và một khuôn khổ pháp luật: có sự liên kết hợp tác quốc tế về lao động nói chung và lao động di cư tự do nói riêng.

– Thành lập cơ quan và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách có đủ năng lực, tận tụy và có tâm với người lao động di cư.

        – Thiết lập sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam với các quốc gia nhận và gửi lao động.

 Hai là, về hoàn thiện pháp luật

        – Tiếp tục “nội luật hoá” các quy định của “Công ước quốc tế về quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ”, (1990).

– Hoàn thiện các quy định của pháp luật, VD Bộ luật Lao động năm 2019; Trong đó các quy định phải có những chế tài nghiêm khắc, cụ thể đối với các doanh nghiệp, chủ cơ sở lao động có hành vi vi phạm pháp luật lao động xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động di cư tự do để quản lý có hiệu quả việc di trú lao động, được định hướng bởi các tiêu chuẩn quốc tế về lao động, về quyền con người và mang tính nhạy cảm giới ở những nước gửi và nhận lao động.

– Rà soát lại các văn bản có liên quan đến vấn đề trao đổi lao động, quy định đối với người lao động nước ngoài, qui định về giao thương trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay nhằm tạo điều kiện cho công dân của hai quốc gia được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp theo pháp luật quốc tế và pháp luật hiện hành của mỗi quốc gia. Mặt khác, cần có những hợp tác và ký kết riêng phù hợp với thực tiễn về nhu cầu lao động ở các địa phương nhằm:  Xây dựng quan hệ hợp tác lao động quốc tế thúc đẩy sự di trú vì mục đích việc làm có quản lý;  Kiến tạo trao đổi thông tin, đối thoại ba bên liên chính phủ ở cấp khu vực, quốc tế và nhiều bên, và thúc đẩy việc thông qua các thỏa thuận song phương, đa phương; ….

Ba là, hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ nhằm bảo hộ tốt quyền cho lao động di cư tự do

Cung cấp thông tin về các quyền lao động và quyền con người cho người lao động di cư và hỗ trợ họ thực hiện các quyền này,VD qua Tổng đài điện thoại +844.62.844.844, nhằm hỗ trợ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; Tạo lập các cơ chế thực thi có hiệu quả nhằm bảo vệ các quyền của người lao động di cư và tập huấn về quyền con người cho tất cả các quan chức chính phủ và phi chính phủ có liên quan đến vấn đề di cư lao động; Bảo đảm sự tôn trọng các tiêu chuẩn về tuổi lao động tối thiểu, bảo vệ các điều kiện lao động và chống buôn bán người, nhất là phụ nữ, trẻ em; Hỗ trợ người lao động trong tất cả các giai đoạn di cư thông qua việc cung cấp thông tin, tập huấn và dạy tiếng cho họ; Bảo đảm người lao động di cư có thể hiểu và thực hiện các hợp đồng lao động; Phê chuẩn và thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật quốc tế về người lao động di cư;….

 

 

 

[1] Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Báo cáo tổng kết số 12/BC-TLĐ ngày 03/02/2017.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *