Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
23407

Cần có quy định cụ thể bảo đảm quyền của cộng đồng người LGBT

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Văn phòng Nhân quyền phối hợp với Viện Quyền con người – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo  “Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới trong tố tụng hình sự: Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam” với sự tham dự của hơn 40 đại biểu đến từ các bộ: Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế…

Đồng chí Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Nhân quyền phát biểu khai mạc Hội thảo, nhấn mạnh sự cần thiết khi đưa vấn đề bảo đảm quyền của người LGBT trong tố tụng hình sự vào nghiên cứu.

Tại Hội thảo, các học giả, nhà nghiên cứu đến từ Viện Quyền con người, Đại học Kinh tế, Đại học Luật, các đơn vị thuộc Bộ Công an thực hiện các công tác liên quan đến quá trình tố tụng hình sự đã thảo luận, phân tích 5 chuyên đề: (i) Lý luận và pháp luật quốc tế về quyền của người LGBT trong tố tụng hình sự; (ii) Bảo đảm quyền của người đồng tính và chuyển giới trong hoạt động khám xét, tạm giam và tạm giữ;  (iii) Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về bảo vệ quyền của người LGBT khi áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự; (iv) Công tác quản lý, giam giữ người đồng tính, chuyển đổi giới tính, chưa xác định rõ giới tính trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam: Thuận lợi, khó khăn và kiến nghị, đề xuất; (v) Định hướng xây dựng, hoàn thiện và thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền của nhóm LGBT+ trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay.

Đồng chí Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Nhân quyển phát biểu khai mạc Hội thảo.

Tại Việt Nam thời gian gần gây, cộng đồng LGBT đã và đang hiện diện rõ ràng hơn trong xã hội, số người LGBT chuyển giới hoặc công khai xu hướng tính dục của mình ngày càng gia tăng. Vấn đề bảo đảm quyền của người LGBT cũng được các nước phương Tây thường xuyên tìm hiểu, nêu quan tâm trong các cuộc đối thoại nhân quyền, trong các hội thảo, tọa đàm với Việt Nam.

Do vậy, để tiến tới phù hợp với pháp luật quốc tế và tình hình thay đổi, phát triển trong thực tế, pháp luật Việt Nam đã từng bước tiếp cận và ghi nhận quyền của con người nói chung, quyền con người của cộng đồng LGBT nói riêng thông qua việc ghi nhận, bảo đảm quyền con người, quyền công dân tại Hiến pháp năm 2013. Tuy vậy, hiệnvẫn chưa có qui định cụ thể về việc bảo đảm quyền của cộng đồng LGBT. Trong tố tụng hình sự, vấn đề đảm bảo quyền của nhóm người này lại càng là vấn đề mới, chưa có các qui định cụ thể của pháp luật Việt Nam, đòi hỏi cần sớm bổ sung những qui định cụ thể vào hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền của họ với tư cách họ là con người, trong đó có quyền của cộng đồng LGBT khi họ bị áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự.

Đồng chí Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu định hướng tham luận và điều hành Phiên 1 Hội thảo.

Những nghiên cứu, phân tích, trao đổi tại hHội thảo góp phần làm sáng tỏ các các qui định pháp luật quốc tế về quyền của người LGBT trong tố tụng hình sự; phân tích những khó khăn gặp phải khi áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự đối với những người LGBT trong thực tế, từ đó mở ra hướng giải quyết cho các cơ quan thực thi tố tụng hình sự khi gặp phải các trường hợp tương tự trong thực tế. Đồng thời, các chia sẻ tại hội thảo cũng là cơ sở phục vụ công tác tham mưu tham mưu, đề xuất các nội dung xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật, góp phần bảo đảm quyền của LGBT trong thực tế./.

Thông tin thêm:

Nhóm người thuộc cộng đồng LGBT được xếp vào nhóm dễ bị tổn thương – nhóm có vị thế chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay vi phạm các quyền con người, nên họ cần được chú ý, bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác. Các văn kiện quan trọng của Liên hợp quốc như Hiến chương (năm 1945), Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới (năm 1948), Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị (năm 1966) đều khẳng định bảo vệ một cách bình đẳng các quyền cơ bản của con người nhằm chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xử nào đối với nhóm người này.

Tuy nhiên, quyền của người LGBT chỉ thực sự trở thành một trong những vấn đề nhân quyền mới, được pháp luật hiện đại quan tâm ngày một nhiều hơn trong những thập niên gần đây, đặc biệt là sau khi tổ chức Y tế thế giới WTO chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh tâm thần (năm 1990). Đến năm 2007, văn kiện quan trọng bảo vệ quyền của cộng đồng LGBT là Bộ nguyên tắc Yogyakarta ra đời được coi như một “hiến chương toàn cầu” về quyền của người LGBT. Theo đó, các nguyên tắc này xác định nghĩa vụ của các quốc gia phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện quyền con người của tất cả mọi người bất kể xu hướng tính dục hoặc giới tính của họ.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *