Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27931

“Báo cáo Đồng Tâm” không được phía Mỹ quan tâm trong Đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ

 

Ngay sau phiên tòa sơ thẩm vụ án Đồng Tâm, hai thành viên VOICE là Phạm Đoan Trang và Will Nguyễn đã công bố “Báo cáo Đồng Tâm” phiên bản thứ 3, bằng song ngữ Anh – Việt, dày 130 trang (nối tiếp phiên bản thứ 2 được ra mắt hồi tháng 02/2020), đồng thời tích cực, chủ động quảng bá báo cáo này thông qua trả lời phỏng vấn RFA, VOA, SBS và một số bài viết trên Facebook cá nhân.

Trong các cuộc phỏng vấn với báo nước ngoài và bài viết, Đoan Trang và Will Nguyễn không giấu giếm ý đồ biên soạn báo cáo nhắm đến  mục đích “Lưu lại tội ác của chính quyền” và “Vận động quốc tế cho một cuộc điều tra độc lập”.

Đoan Trang cho biết “Chúng tôi rất mong đây có thể trở thành một bộ hồ sơ, một công cụ để những người có thể có năng lực và có quan tâm thì có thể đi vận động quốc tế cho vấn đề Đồng Tâm để giúp đỡ cho bà con Đồng Tâm; ít nhất là họ tránh được án tử hình và chấm dứt việc họ bị khủng bố, đe dọa triền miên như thế này.”

Còn Will Nguyễn tiết lộ: “Chúng tôi đã chuyển Báo cáo cho đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, cũng như Liên minh Âu châu. Họ thông báo rằng họ đang theo dõi chặt chẽ vụ việc. Phía Mỹ cho biết họ có thể sẽ nêu vụ Đồng Tâm trong Đối thoại Nhân quyền Việt -Mỹ sắp tới.”

Trên thực tế, phiên Đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ kết thúc ngày 5/10, trước ngày Phạm Đoan Trang bị bắt có vẻ như đã không hề đề cập đến “Báo cáo Đồng Tâm”. Trước phiên họp, đại diện Đoàn Đối thoại Nhân quyền Mỹ còn phát biểu ca ngợi sự phát triển quan hệ hai nước. Sau phiên đối thoại, phía các đài báo nước ngoài đều liên hệ, tìm cách phỏng vấn các thành viên Đoàn Đối thoại Nhân quyền Mỹ, nhưng gần như không có bất cứ tin tức, hứa hẹn hay ghi nhận nào được phát đi.Như vậy, lời hứa với Will Nguyễn của phía Mỹ chỉ là hứa xuông?

Như vậy xem ra nỗ lực hoàn thành Báo cáo Đồng Tâm tức tốc trước phiên Đối thoại Nhân quyền Việt – Mỹ, gửi tài liệu tới đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, cũng như Liên minh Âu châu nhằm vận động họ lên tiếng trước công luận hay chí ít trước phiên Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ xem như công cốc!?!

Xem ra ý đồ của Đoan Trang và đám tay chân của VOICE muốn mượn danh quốc tế để tiếp sức, cổ vũ cho các bị cáo, các luật sư, số thành viên “tổ Đồng Thuận” đang tại ngoại và dư luận chống Cộng một chút hy vọng, nhằm thúc đẩy số người này tiếp tục theo đuổi vụ việc. Nhờ đó, kéo dài sóng truyền thông và các hoạt động vận động quốc tế liên quan đến vụ việc, để họ tiếp tục khai thác sự vụ trong ngắn hạn, và vận động phương Tây trừng phạt Việt Nam (VD: ra luật Magnitsky, sử dụng các điều khoản của EVFTA…) trong dài hạn đã tan thành mây khói?!

Đáng tiếc, tác giả Phạm Đoan Trang của “Báo cáo Đồng Tâm” đã bị bắt đêm 06/10, khi cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ diễn ra chưa đầy 1 ngày. Và Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam đã gần như làm lơ, phản ứng lấy lệ trước diễn biến này, tương tự như lần Chính phủ Việt Nam bắt một tác giả khác của báo cáo Đồng Tâm, là Trịnh Bá Phương. Như vậy, hy vọng mong manh mà nhóm biên soạn “Báo cáo Đồng Tâm” đặt vào phía Mỹ rốt cuộc chỉ là một ảo tưởng.

Hiếu Ngọc

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *