Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
1300

Bàn về luận điệu xuyên tạc công cuộc chống lãng phí của RFA và Thoibao.de

Kể từ khi Tổng Bí thư Tô Lâm phát động cuộc chiến chống lãng phí, trên các trang chống phá Việt Nam lại xuất hiện chiến dịch xuyên tạc, chống phá chủ trương này. Chẳng hạn như trên RFA ngày 14/11/202, có bài “Khẩu hiệu ‘Chống lãng phí’ của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chỉ là dân tuý” , Thoibao.de  ngày 17/11/2024 có bài “Chống lãng phí theo cách của ông Tô Lâm có hiệu quả?”…tung ra những luận điệu vu cáo, xuyên tạc, suy diễn, quy chụp vô căn cứ, phi lô gic xuyên tạc cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực trước đây và chống lãng phí mới đây.

Thứ nhất, chúng xuyên tạc “Chống lãng phí chỉ là dân túy” khi cố tình bóp méo ý nghĩa của công cuộc chống lãng phí do Tổng Bí thư Tô Lâm khởi xướng, gán ghép nó với “dân túy” nhằm làm suy giảm giá trị và tính chính danh của các biện pháp chống lãng phí. Chống lãng phí không phải là một khẩu hiệu rỗng, mà là một chính sách cụ thể và quyết liệt, minh chứng qua việc xử lý hàng loạt vụ án lãng phí tài sản công và triển khai các biện pháp mạnh mẽ để giảm thiểu thất thoát nguồn lực quốc gia. Mưu đồ của RFA và Thoibao.de cố tình phủ nhận vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho đất nước, đồng thời gieo rắc hoài nghi vào lòng dân nhằm kích động tâm lý tiêu cực.

Thứ hai, chúng quy chụp lãng phí là “hệ quả tất yếu của thể chế chính trị” bất chấp sai lầm và phi logic trong lập luận. Luận điệu này phiến diện và không có cơ sở khoa học, vì nó đánh đồng các vấn đề tiêu cực trong quản lý với thể chế chính trị. Lãng phí không phải là vấn đề đặc trưng của một thể chế nào mà là thách thức chung của mọi quốc gia trên thế giới, kể cả các nền dân chủ tư bản phát triển. Lịch sử cho thấy nhiều quốc gia tư bản cũng đối mặt với các vấn nạn lãng phí và tham nhũng trầm trọng, điển hình là Mỹ hay các nước châu Âu, nơi thất thoát tài sản công và lãng phí nguồn lực thường xuyên bị chỉ trích. Việc gán ghép chống lãng phí với yêu cầu “thay đổi thể chế sang dân chủ” là một luận điệu ngụy biện. Chống lãng phí là một vấn đề quản lý, cần giải pháp kỹ trị và pháp trị, không liên quan đến mô hình chính trị.

Việc tung ra những luận điệu xuyên tạc nói trên không ngoài mục đích gieo rắc hoài nghi, suy giảm niềm tin của người dân vào thể chế chính trị hòng kích động thay đổi chế độ. Các bài viết trên RFA và Thoibao.de cố tình bóp méo mục tiêu và kết quả của cuộc chiến chống lãng phí, nhằm làm suy giảm niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Chúng dùng các luận điểm mập mờ, trích dẫn phiến diện để đánh lạc hướng dư luận, gieo rắc tâm lý bất mãn, hoài nghi. Các luận điệu như “muốn chống lãng phí thì cần thay đổi thể chế dân chủ” thực chất là mưu đồ kích động thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam. Đây là thủ đoạn mượn danh “chống lãng phí” để cổ súy cho tư tưởng lật đổ, phản động.

RFA và Thoibao.de không chỉ xuyên tạc chính sách chống lãng phí mà còn công kích cá nhân Tổng Bí thư Tô Lâm, nhằm phủ nhận nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong công cuộc này.

Trên thực tế, trong thời gian ngắn, công cuộc chống lãng phí đã đạt được những kết quả cụ thể: Khởi tố hàng loạt vụ án lớn liên quan đến lãng phí tài sản công, ví dụ như vụ Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng và vụ vi phạm quy định về khai thác tài nguyên. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý các hành vi lãng phí tại nhiều cơ quan, tổ chức. Cuộc chiến chống lãng phí không chỉ tập trung vào xử lý vi phạm mà còn hướng tới xây dựng văn hóa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Những kết quả tích cực trong công cuộc chống lãng phí đã củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chứng minh rằng Việt Nam đang quyết tâm giải quyết triệt để các vấn đề cản trở sự phát triển.

Các bài viết trên RFA và Thoibao.de chỉ là những luận điệu xuyên tạc, suy diễn phi lý nhằm phá hoại lòng tin của người dân và kích động thay đổi chế độ. Thực tế đã chứng minh rằng công cuộc chống lãng phí là chính sách đúng đắn, cần thiết và hiệu quả, góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững.Nhân dân Việt Nam cần cảnh giác trước các thông tin sai lệch, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong cuộc chiến chống lãng phí, tham nhũng – những “giặc nội xâm” đang kìm hãm sự phát triển của đất nước.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *