Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
23722

Bàn về dân chủ trong bầu cử bằng giọng điệu “me Tây, vọng ngoại”

 

Nhiều năm nay, thứ luận điệu xuyên tạc quen thuộc của những kẻ “me Tây, vọng Ngoại”, cứ cái gì của phương Tây mới là “có tự do dân chủ”, mới là tốt đẹp và công bằng, thường cho rằng, bầu cử ở Việt Nam là đang theo cơ chế “Đảng cử – dân bầu”, là “dân chủ trình diễn”; từ đó kêu gọi phải sửa đổi hệ thống bầu cử, tạo điều kiện cho tất cả mọi người được ứng cử tự do như ở các quốc gia phương Tây. Tiêu biểu như bài viết: “Vài điều chia sẻ” của bút danh Hoa Mai Nguyên với với lập luận: “Việt Nam chỉ có một đảng,người dân không có hứng thú đi bầu cử, những đợt bầu cử tại VN như một cuộc cưỡng ép theo kiểu “Đảng cử dân bầu” nếu một đảng như ĐCSVN hiện nay có vai trò, quyền hành cao hơn nhà nước, thì nghĩa là đã đi ngược với các nước văn minh dân chủ trên thế giới”.Luận điệu này mục đích chính là phủ nhận bản chất tốt đẹp, dân chủ và tiến bộ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta, phủ nhận và hạ thấp quyền lực của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

Theo các nhà nghiên cứu, hiện nay, trên thế giới thường có ba hệ thống bầu cử được áp dụng phổ biến.

Một là, hệ thống bầu cử theo quy tắc đa số, ai nhiều phiếu nhất là thắng, được áp dụng tại hơn 80 quốc gia, như: Mỹ, Anh, Canada, Nga…

Hai là, hệ thống bầu cử theo tỷ lệ đại diện, hiện đang được sử dụng tại hầu hết các nước châu Âu, một số nước ở khu vực Mỹ La-tinh và châu Phi.

Ba là, hệ thống bầu cử hỗn hợp, phái sinh từ hai loại cơ bản trên, được sử dụng ở các quốc gia còn lại.

Như vậy, các hệ thống bầu cử trên thế giới rất đa dạng. Ở mỗi một hệ thống bầu cử đều có những lợi điểm, cũng như hạn chế nhất định và mỗi quốc gia, tùy theo chế độ chính trị, truyền thống chính trị – văn hóa, điều kiện kinh tế…, mà lựa chọn hệ thống bầu cử cũng như cách thức tiến hành bầu cử khác nhau và được người dân quốc gia đó chấp nhận. Không thể khẳng định rằng, mô hình bầu cử của quốc gia này ưu việt, dân chủ hơn quốc gia khác. Không thể áp đặt một mô hình bầu cử chung cho mọi quốc gia, cũng không thể áp đặt mô hình của hệ thống bầu cử nước này sang cho nước khác.

Như đã nói, mỗi quốc gia có phương thức tổ chức bầu cử khác nhau và không phải lúc nào cũng đảm bảo “nguyên tắc bình đẳng”. Chẳng hạn như ở Mỹ có hay không sự bình đẳng để mọi công dân có khả năng như nhau tham gia bầu cử, không có sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào khi bầu cử ở Mỹ tồn tại những lá phiếu “đại cử tri” và chỉ thấy hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thay nhau nắm quyền từ thời khai sinh? Ở Anh những người có bất động sản lớn và những người đã tốt nghiệp các trường đại học tổng hợp thường có phiếu bầu bổ sung. Ở New Zealand có quy định những người có tài sản dưới 1 ngàn bảng Anh có 1 lá phiếu, từ 1 ngàn tới 2 ngàn có 2 lá phiếu và trên 3 ngàn có 3 lá phiếu. Trong hệ thống bầu cử của Pháp, Hạ nghị viện dành riêng 22 ghế cho các vùng hải ngoại và Thượng nghị viện dành 12 ghế cho cư dân Pháp ở nước ngoài…

Tại Việt Nam, hệ thống bầu cử tồn tại cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, vừa tiếp thu những giá trị dân chủ tiến bộ của các nước vừa mang bản sắc văn hóa chính trị riêng của Việt Nam và được nhân dân Việt Nam chấp nhận, tôn trọng, thể hiện đầy đủ và thực chất quyền dân chủ của nhân dân, với hình thức bầu cử đặc trưng hết sức dân chủ và tiến bộ bằng “phổ thông đầu phiếu”. Về cơ bản, cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Bốn nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín trong bầu cử được xem như một chỉnh thể của những nguyên tắc tiến bộ nhất cho một nền dân chủ hiện đại, thiếu sót ở nguyên tắc nào cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc khác. Việc bảo đảm bốn nguyên tắc này trong bầu cử ở nước ta chính là thể hiện việc thực hiện chế định dân chủ tiến bộ, văn minh, sự tự do, dân chủ trong bầu cử. Theo báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa XV năm 2021, cả nước có 74 người ứng cử là người ngoài Đảng, chiếm tỷ lệ là 8,53%; 9 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội có 3 người, Thành phố Hồ Chí Minh có 2 người, các tỉnh Cần Thơ, Bắc Kạn, Nam Định, Sóc Trăng mỗi tỉnh 1 người)… Những người tự nộp hồ sơ ứng cử, có đủ phẩm chất, năng lực, muốn đóng góp sức mình vào cơ quan của Quốc hội và hội đồng nhân dân đều có thể được cử tri tín nhiệm bầu chọn. Điều đó cũng khẳng định, ở Việt Nam không hề hạn chế quyền ứng cử tự do của công dân mà ngược lạ luôn rộng mở “cánh cửa” vào Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp đối với mọi ứng viên ở tất cả các giai tầng, thành phần, dân tộc, giới, tôn giáo… nếu đủ đức, đủ tài và sự tín nhiệm.

Những thông tin này không hề lạ lẫm và được công khai, được thực hiện suốt nhiều năm qua, hầu hết người dân Việt Nam đều biết, trừ những kẻ “me Tây, vọng ngoại” như Hoa Mai Nguyên, hoặc không không biết, không hiểu hoặc là  cố tình bày trò lu loa lên để chê bai những giá trị tiến bộ của chính đất nước, dân tộc mình.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *