Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
35465

Bàn về “bánh vẽ” hòng khôi phục tổ chức phản động “Hội Nhà báo độc lập”

Núp danh nghĩa tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ…đấu tranh nhân quyền là chiêu trò lâu nay của các thế lực phản động, chống phá đất nước nhằm gây dựng, nuôi dưỡng, hợp pháp hóa các tổ chức chống phá trong nước. Mới đây, trên trang web Việt Nam Thời báo của nhóm Hội Nhà báo độc lập đăng bài “Doanh nghiệp xã hội về lãnh vực báo chí” của Phạm Lê Đoan trong bài viết với ý tưởng đưa ra mô hình xây dựng vỏ bọc doanh nghiệp xã hội để lên tiếng về “tự do tôn giáo”, “giáo dục đạo đức cho giới trẻ”, “hỗ trợ người dân yếu thế”…nhằm xây dựng, khôi phục các tổ chức chống phá đội lốt “báo chí truyền thông độc lập” như Báo Sạch, Hội Nhà báo độc lập sau khi số cầm đầu những hội nhóm này bị xử lý về hành vi vi phạm pháp luật khác nhau. Báo Quân đội nhân dân đã vạch trần cho đây là “miếng bánh vẽ” do Phạm Lê Đoan vẽ ra, là thủ đoạn của những kẻ lợi dụng “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” để chống phá Đảng, Nhà nước ta, hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân với chính quyền.

Bàn về chiêu trò này, báo QĐND cho rằng, thực tiễn đã chứng minh, Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền con người; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong thực tế đời sống, xã hội và cam kết quốc tế. Ở Việt Nam hiện có khoảng 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực báo chí, 779 cơ quan báo chí, 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh, truyền hình; ngoài ra còn có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, tỷ lệ dân số sử dụng internet qua thiết bị di động chiếm khoảng 95%. Còn theo số liệu thống kê của NapoleonCat-một công cụ quản lý hồ sơ mạng xã hội thì tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam hiện nay khoảng 76 triệu người, chiếm hơn 77,5% dân số cả nước. Những điều đó cho thấy, đâu cần phải có cái gọi là “doanh nghiệp xã hội báo chí” hay các tổ chức “xã hội dân sự” như Phạm Lê Đoan tưởng tượng ra thì tự do ngôn luận ở Việt Nam mới được bảo đảm! Do vậy, một số kẻ tự xưng là “nhóm báo sạch”, “Hội Nhà báo độc lập” vẫn luôn rêu rao kêu gọi “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”, nhưng thực chất hoạt động của nhóm này chỉ là… tung tin giả mạo, xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu chính quyền nhằm kích động, gây hoang mang trong quần chúng. Đơn cử, trong khi cả nước ta đang nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi dịch Covid-19 thì bọn chúng lại dựng chuyện về số người mắc bệnh, số ca tử vong và loan tin tốc độ lây lan dịch bệnh lớn hơn rất nhiều so với thông tin thực tế được các cơ quan chức năng công bố, tạo tâm lý hoang mang trong cộng đồng, làm xáo trộn đời sống xã hội. Những hành vi vi phạm pháp luật của “nhóm báo sạch” và một số kẻ khởi xướng thành lập cái gọi là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” đã phải trả giá bằng hình phạt nghiêm minh của pháp luật.

 

Trước việc chính quyền phơi bày rõ nét bản chất phản động núp danh nghĩa đòi quyền tự do báo chí của các băng đảng phản động đã bị triệt phá nói trên, chắc chắn chúng sẽ tìm cách “thay hình đổi dạng”, tìm cách lách luật, tìm cớ để khôi phục hay lập mới các tổ chức chống phá mang danh báo chí tương tự như Báo Sạch hay Hội nhà báo độc lập mang hình hài khác nhau. Dù cách thức, vỏ bọc như thế nào cũng không che giấu được bản chất phản động và cơ quan công an sẽ lại mất nhiều thời gian để điều tra, củng cố chứng cứ và đưa chúng ra vành móng ngựa. Tuy nhiên, quá trình đó không đơn giản, nhanh chóng được, buộc phải chờ chúng hiện nguyên hình với chứng cứ xác đáng. Trong lúc đó thì hậu quả chúng gây ra cho xã hội không gì đo đếm được. Bởi vậy, quan trọng nhất vẫn là cần vạch trần, chỉ rõ chiêu trò cách thức phạm tội, phơi bày, cảnh báo công chúng không để chúng gieo rắc luận điệu sai trái, thù địch, không để chúng có cơ hội lôi kéo, dụ dỗ những người thiếu bản lĩnh, nhận thức và lập trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *