Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
10978

Australia, Mỹ , Nhật Bản và Ấn Độ hợp lực chống lại Trung Quốc

 

4 quốc gia bao gồm Australia, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ có thể thành lập một liên minh để chống lại mối đe dọa đang gia tăng từ Trung Quốc. Những bãi cát thường chuyển dịch chậm của cảnh quan địa chính trị trở thành một cơn bão cát thực sự.

Trong vòng chưa đầy 8 tháng qua, kể từ khi tin tức về đại dịch COVID-19 lần đầu tiên xuất hiện trên toàn cầu, bối cảnh của các mối quan hệ chính trị và thương mại quốc tế đã có nhiều thay đổi. Theo bình luận của hãng News.com.au, chỉ riêng với Australia, quan hệ với Trung Quốc đã xấu đi đến mức không một tháng nào trôi qua mà không có các hình thức trừng phạt thương mại từ Bắc Kinh nhằm vàohàng xuất khẩu của Australia. Trong khi đó, Australia đã được Nhật Bản và Ấn Độ mời tham gia xây dựng một hiệp ước kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc của 3 nước vào Trung Quốc như một phần trong chuỗi cung ứng và giúp phát triển nền kinh tế .

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun cho hay, Mỹ đang hy vọng hình thành một liên minh kiểu NATO cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương

Hồi tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ  Stephen Biegun cho hay, Mỹ  đang hy vọng hình thành một liên minh kiểu NATO cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Theo đề xuất của ông Biegun, những nước tham gia liên minh bao gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ và có thể được đặt tên là “Bộ tứ”. “Có một thực tế là khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương thực sự đang thiếu các cấu trúc đa phương mạnh mẽ. Chắc chắn, một lời mời ở đó vào một thời điểm nào đó sẽ chính thức hóa một cấu trúc như thế”, ông Stephen Biegun nhấn mạnh.

Đồng thời, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ còn cho biết thêm rằng, một liên minh như vậy sẽ mang tính thời đại và quyết định đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương  cũng như thế giới và có khả năng đóng vai trò như một rào cản chính đối với kế hoạch mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Bắc Kinh. Ý định của Mỹ là sẽ mời thêm một số quốc gia khác tham gia  như New Zealand, Hàn Quốc.

“Nếu tầm nhìn đầy đủ về liên minh này được hiện thực hóa, Bắc Kinh sẽ đối đầu với các thành viên trên khắp khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương,  từ biên giới Ấn Độ với Trung Quốc trên dãy Himalaya ở phía Tây đến khu phi quân sự (DMZ) của bán đảo Triều Tiên ở phía Đông “, bài báo trên hãng News.com.au  bình luận.

Chi phí cao về kinh tế

Nhưng một liên minh như vậy không phải là không có những rủi ro và nhược điểm tiềm ẩn. Nếu Australia chính thức tham gia một nhóm như vậy, với mục đích chính rõ ràng là chống lại tham vọng của Trung Quốc, thì quan hệ thương mại và ngoại giao giữa Bắc Kinh và Canberra có thể trở nên tồi tệ hơn nữa.

Có khả năng Australia sẽ ngày càng thấy mình trong tầm ngắm của Bắc Kinh nhất là về kinh tế. Trong khi đó, Trung Quốc có khả năng tìm kiếm nhiều lựa chọn thay thế hơn cho các sản phẩm của Australia.

Với việc Trung Quốc hiện đang tiêu thụ kỷ lục 48,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia, việc gia nhập liên minh có thể khiến Australia phải trả một chi phí kinh tế nặng nề và tức thì.

“Lịch sử dạy chúng ta rằng kiểu liên minh này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho những người tham gia. Giống như  “Triple Alliance” và “Triple Entente” đã lôi kéo các cường quốc châu Âu vào Thế chiến thứ nhất”, chuyên gia chính trị quốc tế, GS Chris Hughes từ Đại học Warwick đánh giá.

Gia tăng tranh chấp

Cũng theo GS Chris Hughes, việc tham gia một liên minh bao gồm ba trong số năm nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và có lực lượng hải quân hùng mạnh nhất trên thế giới có thể giúp đảm bảo an ninh cho các nước thành viên trong nhiều thập kỷ tới. Nhưng mặt khác, các quốc gia này cũng có thể bị lôi kéo vào một cuộc chiến với Bắc Kinh về các tranh chấp lãnh thổ.

Căng thẳng Trung Quốc – Ấn Độ

Hiện nay, cả Ấn Độ và Nhật Bản đều có xung đột về chủ quyền với Trung Quốc. Phần lớn vùng đất dọc theo biên giới dài hơn 3400 km giữa Ấn Độ và Trung Quốc đềy đang bị tranh chấp. Trong những tháng gần đây, biên giới ở khu vực Ladakh đã chứng kiến ​​một số cuộc giao tranh giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc. Thậm chỉ, cả hai bên còn tăng cường triển khai các nguồn lực quân sự tới khu vực và củng cố các vị trí gần biên giới. Với khả năng rất thực tế là xung đột có thể leo thang ngoài các cuộc giao tranh giữa các bộ binh ở biên giới, chính phủ Ấn Độ gần đây đã thỏa thuận với Moscow để mua 21 máy bay chiến đấu MIG-29 đã qua sử dụng, nhằm bổ sung sức mạnh cho lực lượng không quân của mình.

Trong khi đó, Nhật Bản lại tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nhiều nhà phân tích đã khẳng định, Điếu Ngư/Senka là “vấn đề nghiêm trọng nhất đối với quan hệ Trung-Nhật trong thời kỳ hậu chiến và có nguy cơ xung đột, quân sự hóa”.

S.Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *