Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
48366

Ai sẽ phân xử khi Youtube kiểm duyệt những tiếng nói trái chiều với WHO?

Trong đợt đại dịch COVID-19, Youtube đã liên tục thực hiện kiểm duyệt và xóa bỏ các video có chứa những lời khuyên y tế mâu thuẫn với các khuyến nghị về dịch bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo công bố của CEO của Youtube là bà Susan Wojcicki trên CNN, Youtube sẽ xóa bỏ những thông tin có vấn đề, bao gồm bất cứ thứ gì không có căn cứ về mặt y tế.

Link bài:  https://www.verdict.co.uk/youtube-coronavirus-ban-who/

Những lời khuyên theo kiểu tăng cường Vitamin C hay dùng nghệ để đề kháng giúp phòng dịch bệnh sẽ bị coi là vi phạm chính sách. Nói một cách chính xác hơn, bất cứ điều gì đi ngược lại khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới sẽ bị coi là vi phạm chính sách. Những quyết định này dù được nhiều người hoan nghênh nhưng cũng khiến không ít người phẫn nộ và cáo buộc Youtube đã kiểm duyệt thái quá. Khôi hài hơn khi một số khuyến cáo của WHO lại sai lầm!?!

Trong suốt quá trình dịch bệnh, WHO đã chứng minh rằng họ có quá nhiều sai lầm trong xử lý, cung cấp thông tin và ngăn ngừa dịch bệnh. WHO đã không đưa ra báo động từ tháng 1 năm 2020 trong khi lúc bấy giờ tại Trung Quốc, dịch bệnh đã lây lan với tốc độ chóng mặt. Tổ chức này thậm chí còn khẳng định rằng “không có bằng chứng rõ ràng về việc lây từ người sang người”. Chính từ thất bại này của WHO, tổng thống Donald Trump đã tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tài trợ WHO.

Our World in Data, một ấn phẩm trực tuyến có trụ sở tại Đại học Oxford đã công bố rằng họ ngừng sử dụng dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho các mô hình của mình vì tìm ra nhiều trích dẫn lỗi và nhiều yếu tố khác. Sự kiện này đặt ra một câu hỏi thú vị: Youtube liệu có kiểm duyệt Oxford không nếu trường đại học danh giá hàng đầu này đăng một video về vấn đề dịch bệnh COVID-19 dựa trên những dữ liệu mâu thuẫn với WHO?

Không thể phủ nhận, những thông tin sai lệch của WHO đã làm lãng phí những thời gian quý giá hữu ích để chuẩn bị ngăn ngừa dịch bệnh, hậu quả là trả giá bằng nhiều mạng sống. Youtube vô tình đã tiếp tay cho thảm kịch ấy bằng chính sách kiểm duyệt của mình vì ủng hộ cho những tuyên bố đáng ngờ và thiếu bằng chứng đáng tin cậy.

Youtube đã biện minh cho chính sách này dưới danh nghĩa bảo vệ công chúng khỏi những thông tin sai lệch nguy hiểm trong khi chính WHO lại đưa ra các tuyên bố dối trá trong y khoa. Việc kiểm duyệt của Youtube còn cản trở quá trình sửa lỗi trong phát ngôn của WHO vì loại bỏ những phản biện, dù rằng WHO cũng không ngoại lệ trong phạm lỗi.

Ví dụ, trong lĩnh vực y tế cộng đồng, người ta càng nhận ra rằng các khuyến nghị của WHO về chế độ ăn giàu tinh bột, ít chất béo được mô tả trong Kim tự tháp thức ăn được công bố bởi USDA và được Mỹ quảng bá trong nhiều thập kỷ như một biện pháp tối ưu để giảm cân, về cơ bản là lạc hậu. Nhiều thế hệ người Mỹ đã “nuốt chửng vô thức” lời khuyên về chế độ ăn này đã mang nhiều bệnh tật và thậm chí là tử vong. Sự kiểm duyệt của Youtube sẽ làm gia tăng những sai lệch trầm trọng về kiến thức dinh dưỡng và y học trong cộng đồng.

Link bài: https://fee.org/articles/youtube-to-ban-content-that-contradicts-who-on-covid-19-despite-the-un-agency-s-catastrophic-track-record-of-misinformation/

Từ sự việc kiểm duyệt của Youtube đối với các thông tin trái với khuyến nghị của WHO, người dùng Youtube không khỏi lo ngại về tạo nội dung và tiếp nhận nội dung từ mạng xã hội đại chúng này. Ai sẽ là người phân xử bất công này?

Tác giả: Phạm Điệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *