Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
1256

Luận điệu xuyên tạc, phủ nhận kết quả chống tham nhũng của Việt tân

Để chống phá Đảng, Nhà nước, một trong mục tiêu của thế lực thù địch, phản động làm bôi nhọ chính sách, phủ nhận thành quả, gieo rắc hoang mang, mất niềm tin vào chính thể, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Dễ hiểu, tham nhũng luôn bị chúng gán ghép là “con đẻ” của chế độ một Đảng lãnh đạo như Việt Nam, mà không thừa nhận đó là khuyết tật bẩm sinh của “quyền lực”. Nơi nào có quyền lực, dù ở chế độ xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa thì nơi đó cũng sẽ có tham nhũng hay là “có nguy cơ xảy ra tham nhũng”. Cho nên không phải chỉ Việt Nam mới có tham nhũng; không phải chỉ “độc Đảng” lãnh đạo mới có tham nhũng, mà ngay cả ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển như Hoa Kỳ, Hàn Quốc… cũng có tham nhũng, nếu không nói là “có đầy các vụ án lớn về tham nhũng”.

Chẳng hạn như, Việt Tân đã tung ra hàng loạt luận điệu xuyên tạc  như, Việt Nam là “chế độ cộng sản ăn tạp, ăn bất chấp, ăn cật lực!” và “cái lò chỉ để lừa cán bộ, đảng viên ngạo nghễ thôi, chứ lừa được ai. Độc Đảng thì án đã nằm trong túi hết rồi!”,  “làm cán bộ lãnh đạo SƯỚNG ghê. Khi tham nhũng bị phát giác nộp lại tiền thì miễn xử hoặc xử tội nhẹ. Còn không phát giác thì ôm trọn, sống cuộc đời phè phỡn”  hay “Bác Trọng ơi! Sau nhiều năm, bác chống tham nhũng, bắt nhiều người, sao cán bộ tham nhũng vẫn tiếp tục mọc lên như nấm? Điều đó cho thấy cách chống tham nhũng của bác không ổn, không hiệu quả. Bác có cách nào khác để chấm dứt tình trạng tham nhũng không ạ? Một học sinh hỏi” ….

Trên thực tế, với chủ trương đẩy mạnh, quyết liệt, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước Việt Nam; với quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong phòng và chống tham nhũng, những kết quả đạt được trong cuộc đấu tranh đầy cam go, thử thách này đã, đang được các tầng lớp nhân dân ủng hộ và cộng đồng quốc tế ghi nhận. Gần nhất, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay đã thi hành kỷ luật 91 cán bộ diện Trung ương quản lý. Ngành Thanh tra, Kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 340.000 tỷ đồng (tăng hơn hai lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII), hơn 1.700 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với hơn 6.600 tập thể và gần 18.000 cá nhân. Các cơ quan chức năng đã chuyển gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật (tăng gần hai lần so với cả nhiệm kỳ Đại hội XII).

Trong đó, chỉ 6 tháng đầu năm 2023, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 218 đảng viên do tham nhũng, 10 đảng viên vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 13 cán bộ diện Trung ương quản lý. Qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 165.000 tỷ đồng (tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ năm 2022); kiến nghị xử lý trách nhiệm 784 tập thể, 2.912 cá nhân. Qua hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, thi hành án đã chuyển hơn 320 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật…

Những con số này “biết nói” chứ không phải là “bị câm”. Nhưng sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, sự chỉ đạo sát sao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và sự quan tâm, ủng hộ, góp sức của nhân dân, nhất là sự tu dưỡng, phấn đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng bao năm qua lại bị những phần tử cơ hội chính trị, phản động cho rằng “trong đơn vị đảng, có 100 cán bộ thì hết 99 cán bộ tham nhũng, còn một cán bộ muốn thanh liêm thì không thể tồn tại được. Cho nên muốn sống thì cũng phải tham nhũng như bao cán bộ khác!” (Viettan.org, ngày 26/8/2023).

Việc ban hành những văn bản liên quan đến phòng và chống tham nhũng, tiêu cực; các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và của Ủy ban Kiếm tra trung ương, Ban Nội chính; sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh chống tham nhũng đã góp phần phòng ngừa chặt chẽ và từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tuy nhiên, sự thật này đã bị Việt Tân kích động là “chống tham nhũng theo cách của ông Trọng chỉ làm “chùn bước” những kẻ đang tham nhũng chưa bị phát giác, sau đó tìm cách luồn lách… chứ không giải quyết tận gốc của vấn đề” (Viettan.org, ngày 28/8/2023) hay “TS xây dựng Đảng này lạ thật. Chỉ lo kỷ luật quá sẽ thiếu người làm việc vì cán bộ tham nhũng quá nhiều. Chứ nhất định không thay đổi cái chế độ, nguồn máy hay trường đảng đang đào tạo cán bộ tham nhũng hàng ngày, hàng giờ” (Thach Vu, Viettan.org ngày 27/8/2023).

Thật ra, điều mà Việt Tân nói riêng, các thế lực thù địch nói chung tung tin, bịa đặt, xuyên tạc hay bôi nhọ một vấn đề gì đó đã và đang xảy ra ở Việt Nam thì cũng không ngoài mục đích đổ lỗi cho Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng để đi đến đòi xóa bỏ Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và đòi Việt Nam phải từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội để đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, để đòi phải triển khai “xây dựng xã hội tự do dân chủ tam quyền phân lập” (Viettan.org, ngày 27/8/2023).

Thế nên, chừng nào mà Đảng Cộng sản Việt Nam còn là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị và Việt Nam còn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội thì chừng đó Việt Tân còn kêu gào, tung tin, bịa đặt; còn lu loa rằng “tham nhũng từ Đảng mà ra. Cán bộ tham nhũng toàn là đảng viên. Chống tham nhũng nhưng năm sau nhiều hơn năm trước. Nhiệm kỳ sau nhiều hơn nhiệm kỳ trước. Số tiền tham nhũng ngày càng lớn hơn. Đốt lò kiểu gì mà đốt mãi không hết… Đảng sinh ra tham nhũng rồi chống tham nhũng và Đảng gọi là “đổi mới”. Đảng tự nhận là vinh quang, là trong sạch vững mạnh?” . Đặc biệt, trên trang Viettan.org vừa không thiếu các loại tin, bài xuyên tạc, bóp méo sự thật về cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam, vừa rất nhiều “thầy bói xem voi” dẫn dắt, kích động dư luận về các vụ án tham nhũng như “các cơ quan điều tra đại án Việt Á đề nghị xem xét giảm trách nhiệm hình sự cho nhiều cựu bộ trưởng, cựu bí thư như: Long, Anh, Thăng… Tha bổng luôn đi” hay “con rể ông Nguyễn Xuân phúc bị réo tên trong nghi án 80% công ty cổ phần Việt Á” …

Nói đến cùng thì điều mà Việt Tân ngoáy lên, ngoáy xuống liên quan đến chống tham nhũng chẳng qua là nhằm mục đích đòi thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam; đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập và thực hiện tam quyền phân lập mà thôi. Nhưng dù nói gì thì nó không thể phủ nhận được kết quả thực tế và niềm tin của nhân dân vào Đảng ngày càng tăng cao.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *