Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
22103

04 vấn đề cần làm rõ, 06 cái lợi khi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

2.705 thủ tục hành chính có yêu cầu các thông tin cơ bản về công dân

Bộ Công an thống kê hiện có khoảng 2.705 thủ tục hành chính có yêu cầu các thông tin cơ bản về công dân. Trong 5.400 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành, có khoảng 1.273 thủ tục hành chính yêu cầu khai thông tin, xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ công dân.Có khoảng 70 thủ tục hành chính yêu cầu xuất trình giấy khai sinh hoặc bản sao giấy khai sinh, khoảng 18 thủ tục hành chính yêu cầu giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản sao giấy chứng nhận kết hôn. Bộ Công an cho rằng, việc sử dụng mã số định danh cá nhân để quản lý dân cư sẽ mang lại những lợi ích thiết thực trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, giảm những chi phí mà hiện nay người dân, DN đang phải chi trả.

6 cái lợi khi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Hiện nay, Bộ Công an đã cấp được khoảng 16 triệu số định danh và căn cước công dân cho công dân. Với dân số nước ta hơn 90 triệu thì còn khoảng 80 triệu công dân chưa được cấp căn cước công dân. Trong đó có khoảng 30 triệu người là dưới 14 tuổi. Như vậy từ nay đến 01/7/2021 (dự kiến ngày Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực) sẽ phải hoàn thành việc cấp căn cước công dân cho khoảng 50 triệu người.

4 vấn đề cần làm rõ

Tuy nhiên để bảo đảm tính khả thi của phương thức quản lý cư trú mới,  không gây xáo trộn lớn đối với cuộc sống, sinh hoạt của người dân và hoạt động của các cơ quan nhà nước khi bỏ SHK, sổ tạm trú, Ủy ban Pháp luật đề nghị làm rõ 4 vấn đề.

Thứ nhất, phương thức quản lý cư trú mới chỉ có thể được vận hành thông suốt trên cơ sở tất cả công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân. Tuy nhiên sau 4 năm mới có hơn 18 triệu công dân được cấp số định danh cá nhân và dự kiến đến tháng 12/2020 sẽ hoàn thành việc xác lập số định danh cá nhân cho toàn bộ công dân Việt Nam. Chính phủ cần có giải pháp cụ thể để khắc phục các khó khăn, bảo đảm hoàn thành việc cấp số định danh cá nhân cho gần 80 triệu công dân còn lại theo đúng tiến độ đề ra.

Thứ hai, nền tảng công nghệ để vận hành phương thức quản lý cư trú mới là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu về cư trú. Theo quy định của Luật Căn cước công dân, chậm nhất từ ngày 01/01/2020 phải thực hiện thống nhất công tác quản lý công dân thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, đến nay Cơ sở dữ liệu này vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, đã phải điều chỉnh chủ trương đầu tư và chậm về tiến độ so với yêu cầu của Luật.Vì vậy, để bảo đảm tiến độ hoàn thành việc xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo quyết liệt, nhất là bảo đảm việc bố trí đủ vốn cho dự án xây dựng các cơ sở dữ liệu này.

Thứ ba, khi chuyển đổi sang phương thức quản lý cư trú thông qua số định danh cá nhân, bỏ SHK sẽ tác động, ảnh hưởng lớn tới các quy định về giấy tờ công dân trong nhiều thủ tục hành chính hiện hành, tác động tới các chính sách, quy định về hộ gia đình cũng như việc xác định quan hệ nhân thân để hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ công dân vì việc chứng minh hộ gia đình và quan hệ nhân thân hiện đang chủ yếu dựa vào SHK, Sổ tạm trú. Các thủ tục này đang được quy định trong một số văn bản luật và nhiều văn bản dưới luật. Do đó, trong quá trình sửa đổi, bổ sung các văn bản này để phù hợp với phương thức quản lý cư trú mới, cần xem xét, có giải pháp phù hợp thay thế các sổ này trong việc chứng minh quan hệ hộ gia đình, xác định quan hệ nhân thân, giải quyết thủ tục hành chính để không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước.

Thứ tư, trong quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân, SHK trong nhiều trường hợp cũng là căn cứ quan trọng để tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch dân sự như mua bán điện, nước, đăng ký dịch vụ điện thoại… nhằm xác thực thông tin về nhân thân và nơi cư trú của bên sử dụng dịch vụ. Khi không còn SHK thì việc thực hiện các giao dịch này có thể sẽ khó khăn vì các bên không thể tự mình truy cập Cơ sở dữ liệu về cư trú để xác định thông tin cần thiết; nếu yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin thì phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây phiền hà và tăng thêm chi phí, thời gian.

Đăng Minh

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *